HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ 5 NGÀY TÌNH NGUYỆN TRONG NĂM
(28/08/2020)
1. Quy ước chung về việc công nhận
các hoạt động tình nguyện:
Thống nhất định nghĩa về tình
nguyện: "Tình nguyện viên là một người hoặc một nhóm người sử dụng thời
gian, sức lực, kỹ năng, hiểu biết của mình để đóng góp cho cộng đồng, vì những
mục đích tốt, từ đó để đạt được các kỹ năng, hiểu biết mới”. (theo UNESCO)
Tất cả sinh viên đều được tính số
ngày tình nguyện nếu hoạt động đó là hoạt động do các tổ chức Đoàn – Hội các cấp
hoặc các phòng ban của Trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức.
Mọi trường hợp tham gia các hoạt
động tình nguyện tại các tổ chức bên ngoài hệ thống tổ chức Đoàn – Hội thì phải
được sự thống nhất của BCH Đoàn trường về việc công nhận số ngày tình nguyện
cho sinh viên.
2. Các hoạt động tình nguyện của
Trường Đại học Dược Hà Nội:
Dựa trên điều kiện hoạt động thực
tế, BCH Đoàn trường trường chia các hoạt động tình nguyện tại đơn vị theo 3
hình thức:
2.1. Tình nguyện ngắn hạn:
Là các hoạt động chỉ diễn ra
trong ngày, không duy trì trong các ngày tiếp theo, thường được diễn ra trong 1
buổi. Ví dụ như hoạt động “Vì trường lớp xanh sạch đẹp”, “Chủ nhật xanh”,…
2.2. Tình nguyện trung hạn:
Là các hoạt động diễn ra hơn 1
ngày và không quá 3 ngày thực tế tổ chức. Ví dụ như hoạt động “Bánh chưng xanh”,
“Hiến máu tình nguyện”, “Quà Tết Nhân ái”,…
2.3. Tình nguyện dài hạn:
Là các hoạt động diễn ra hơn 3
ngày thực tế. Ví dụ như chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Tiếp sức mùa thi”, “Đông ấm”,
“Hướng về miền Trung”…
3. Quy ước về cách tính số ngày
tình nguyện
Tất cả hoạt động tình nguyện ngắn
hạn đều được quy đổi tương đương là 1 ngày tình nguyện
Tất cả hoạt động tình nguyện
trung hạn được quy đổi số ngày tình nguyện dựa trên số ngày thực tế mà tình
nguyện viên tham gia. Ví dụ hoạt động Quà Tết Nhân ái tổ chức trong 2 ngày, từ
08g00 sáng ngày 20/11 đến 12g00 ngày 05/01 (tính luôn thời gian di chuyển) thì
được tính là 2 ngày tình nguyện.
Hoạt động tình nguyện dài hạn được
tính giống như hoạt động tình nguyện trung hạn.
Các quá trình chuẩn bị trước khi
hoạt động tình nguyện diễn ra thì không được tính vào số ngày tình nguyện.
Trong trường hợp là Ban tổ chức hoặc cộng tác viên của hoạt động tình nguyện
trung hạn hoặc dài hạn nhưng không tham gia được ngày thực tế vì lý do chính
đáng và vẫn đảm bảo vai trò và trách nhiệm trước đó thì được quy đổi tương
đương 1 ngày tình nguyện dựa trên sự thống nhất của tập thể Ban chấp hành của cấp
độ cơ sở đó.
Số ngày tình nguyện tổng của sinh
viên trong năm học thì được tính từ 01/09 năm trước đến 01/09 năm sau. Ví dụ hoạt
động tình nguyện của năm học 2019 – 2020 được tính từ 01/09/2014 đến 01/09/2015
(áp dụng cho quá trình xét điểm rèn luyện và xét các hồ sơ học bổng, hồ sơ đề cử
Sinh viên 5 tốt). Riêng đối với việc phân tích chất lượng Hội viên mỗi năm học
được thực hiện vào cuối tháng 04, do đó các hoạt động sau tháng 04 sẽ được cộng
dồn vào năm học sau.
4. Quy định về chỉ tiêu “Mỗi sinh
viên tham gia ít nhất 5 ngày tình nguyện”
Tất cả sinh viên phải đảm bảo
tham gia ít nhất 5 ngày tình nguyện trong năm học. Số ngày tình nguyện được
tính theo số ngày thực tế tham gia các hoạt động tình nguyện cộng dồn như quy ước
ở trên. Ví dụ: sinh viên A tham gia 3 ngày tình nguyện trong chiến dịch “Xuân
tình nguyện”, 2 ngày “Quà Tết Nhân ái” sẽ đạt tiêu chuẩn trên, hoặc sinh viên
tham gia chiến dịch Mùa hè xanh trong vòng 30 ngày sẽ đạt tiêu chuẩn.
Các trường hợp không nằm trong
quy ước sẽ do BCH Đoàn trường thống nhất và triển khai.